Các định nghĩa Trẻ_em_đường_phố

Vấn đề làm sao định nghĩa một đứa trẻ đường phố đã gây ra nhiều cuộc tranh luận và đã được Sarah Thomas de Benítez tóm tắt một cách hữu hiệu trong, "The State of the World's Street Children: Violence" (Tình trạng Trẻ em Đường phố Thế giới: Bạo lực).

‘Trẻ em đường phố đang dần được các nhà xã hội học và nhân chủng học công nhận là một tiêu chí được xây dựng về mặt xã hội rằng trong thực tế nó không hình thành một nhóm dân số hay hiện tượng thuần nhất và được định nghĩa rõ ràng (Glauser, 1990; Ennew, 2000; Moura, 2002). ‘Trẻ em đường phố’ gồm những trẻ em ở một trong nhiều hoàn cảnh và tính chất khác nhau mà các nhà lập chính sách và những người hoạt động xã hội cho là khó miêu tả và xác định chúng. Khi bỏ đi nhãn ‘trẻ em đường phố’, các cá nhân cô bé, cậu bé ở mọi lứa tuổi được thấy sống và làm việc ở những nơi công cộng, có thể được thấy ở đại đa số các trung tâm đô thị của thế giới.[3]

Định nghĩa ‘trẻ em đường phố’ vẫn đang bị tranh cãi, nhưng nhiều nhà hoạt động và nhà lập chính sách sử dụng ý tưởng của UNICEF về những đứa trẻ trai hay gái có độ tuổi dưới 18 với chúng ‘đường phố’ (gồm cả những ngôi nhà bỏ hoang và các khu đất trống) đã trở thành ngôi nhà và/hay nơi sinh sống, và những đứa trẻ không được bảo vệ hay giám sát đầy đủ (Black, 1993).[4]

Các tên gọi

Trẻ em đường phố (street children) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh và có nhiều từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp (les enfants des rues), tiếng Tây Ban Nha (niños de la calle), tiếng Bồ Đào Nha (meninos da rua), tiếng Hungary (utcagyerekek), tiếng Romania (copiii străzii) và tiếng Đức (Straßenkinder). Street kids cũng thường được sử dụng dù thỉnh thoảng nó mang nghĩa miệt thị.[5] Trong các ngôn ngữ khác những đứa trẻ sống và/hay làm việc trên các đường phố được gọi bằng nhiều cái tên. Một số ví dụ được liệt kê ở dưới đây:

"gamín" (từ tiếng Pháp gamin, đứa trẻ) và "chinches" (rệp giường) tại Colombia, "pivetes" (những tên tội phạm nhí/những kẻ sống bên lề) ở Rio de Janeiro, "pájaro frutero" (chim ăn quả) và "pirañitas" (những con piranhas nhỏ) tại Peru, "polillas" (nhậy) ở Bolivia, "resistoleros" (những kẻ hít keo; Resistol là một nhãn hiệu chính) tại Honduras, "scugnizzi" (đầu quay) tại Naples, "беспризорники" (người không có cuộc sống được giám sát) tại Nga, "Batang Lansangan" hay "Pulubi" tại Philippines, "Bụi Đời" ở Việt Nam, "saligoman" (những đứa trẻ bẩn thỉu) ở Rwanda, hay "poussins" (gà con), "moustiques" (muỗi) ở Cameroon và "balados" (những kẻ lang thang) tại Cộng hoà Dân chủ Congo và Cộng hoà Congo.[6]

Thuật ngữ Trẻ em Ả Rập đường phố xuất hiện ở giữa thế kỷ 19, lần đầu được sử dụng năm 1848, theo OED.[7] Cuốn sách của Horatio Alger Tattered Tom; or, The Story of a Street Arab (Tom giẻ rách; hay, Câu chuyện về một trẻ em Ả Rập đường phố) (1871) là một ví dụ của thời kỳ đầu; nói nói về một cô bé vô gia cư sống bằng tài dí dỏm trên các đường phố New York. Charles Dickens cũng đã góp phần phổ biến nó ở thời kỳ đầu năm 1855 nhưng ở trong một nghĩa có ý xúc phạm hơn khi ông tuyên bố "mộ đứa trẻ Ả Rập đường phố khốn khổ, rách rưới, không được dạy dỗ là xấu xí."[8] Năm 1890, nhà báo người Đan Mạch-Mỹ Jacob Riis đã miêu tả những trẻ em đường phố tại New York trong một bài luận có tựa đề "Trẻ em Ả Rập đường phố".[9] Sự liên kết thời Victoria giữa trẻ em đường phố và người Ả Rập có lẽ phản ánh truyền thống du mục của người Ả Rập những người luôn lang thang; quan niệm ở thế kỷ 19 cho rằng những người không phải người châu Âu từ các nền văn hoá kém văn minh ít thích trẻ em; từ những du khách châu Âu và Mỹ nhìn thấy rất nhiều "trẻ em đường phố" tại các quốc gia Ả Rập trong giai đoạn này; và một khuynh hướng bài ngoại cho rằng họ là nguyên nhân của những vấn đề xã hội.[7] Thuật ngữ này đã không còn được ưa thích.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trẻ_em_đường_phố http://www.criancanaoederua.org.br/CENSO%20DA%20EX... http://www.criancanaoederua.org.br/Pesquisa%20Naci... http://www.sescsp.org.br/sesc/revistas_sesc/pb/art... http://www.amcostarica.com/050702.htm http://weblogs.baltimoresun.com/news/mcintyre/blog... http://www.bartleby.com/208/17.html http://streetkidnews.blogsome.com/2003/11/14/child... http://streetkidnews.blogsome.com/2006/04/01/joint... http://streetkidnews.blogsome.com/2006/09/15/wfp-d... http://www.bmj.com/cgi/content/full/316/7144/1596